HƯỚNG TỚI KỶ NIỆM 128 NĂM SINH NHẬT BÁC: Một vài cảm nhận tư tưởng nhân đạo Hồ Chí Minh.

Đăng lúc: Thứ sáu - 18/05/2018 14:40 - Người đăng bài viết: admin
Năm nay toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta tổ chức Kỷ niệm 128 năm ngày sinh Chủ Tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2018) sau hai năm thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm thao tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
HƯỚNG TỚI KỶ NIỆM 128 NĂM SINH NHẬT BÁC: Một vài cảm nhận tư tưởng nhân đạo Hồ Chí Minh.

HƯỚNG TỚI KỶ NIỆM 128 NĂM SINH NHẬT BÁC: Một vài cảm nhận tư tưởng nhân đạo Hồ Chí Minh.

Trong hệ thống tư tưởng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tư tưởng nhân đạo luôn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt, là kim chỉ nam cho mọi suy nghĩ và hành động của Người. Làm bất cứ việc gì, Người đều nghĩ đến dân. Người luôn đặt hạnh phúc của nhân dân, sự hưng thịnh của dân tộc làm mục đích tối thượng. Bên cạnh tư tưởng toàn diện về nhân đạo, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn khẳng định vai trò, vị trí quan trọng của công tác nhân đạo và coi đây là một trong những nhiệm vụ cấp thiết của cách mạng Việt Nam.
Hội Chữ thập đỏ Việt Nam là tổ chức nhân đạo chuyên nghiệp do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và làm Chủ tịch danh dự cho đến khi Người mất (23/11/1946 - 03/9/1969). Suốt chặng đường hơn 70 năm qua, truyền thống nhân ái thương người như thể thương thân của dân tộc đã được vị Chủ tịch Nước Việt Nam nâng lên tầm cao mới, kết hợp nhuần nhuyễn với chủ nghĩa nhân văn của thế giới. Tư tưởng nhân đạo Hồ Chí Minh chính là xuất phát điểm, kim chỉ nam định hướng cho mọi hành động vì con người của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam; đóng góp tích cực và hiệu quả trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, thực hiện công cuộc xóa đó, giảm nhèo và chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước.
Khái quát về tư tưởng nhân đạo Hồ Chí Minh, nhà thơ Tố Hữu đã từng viết:
                        Bác sống như trời đất của ta
                   Yêu từng ngọn lúa, mỗi cành hoa
                          Tự do cho mỗi đời nô lệ
                       Sữa để em thơ, lụa tặng già .
          Chủ tịch Hồ Chí Minh kế thừa và phát triển các giá trị tryền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để nêu bật quan điểm về «đạo làm người », trong đó cần phải tu dưỡng rèn luyện: Nhân, Lễ, Trí, Dũng, Liêm và Người khẳng định đó chính là đạo đức cách mạng. Người nói  «Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân ».
          Nhân đạo theo nghĩa rộng là đạo đức làm người, là lý tưởng hướng tới một xã hội tốt đẹp.
          Trong tư tưởng nhân đạo Hồ Chí Minh những giá trị nhân văn, nhân đạo của dân tộc đã được kết tinh cùng với tư tưởng khoan dung, bác ái, vì con người trong các tôn giáo : Phật, Nho, lão, Ki tô giáo/Thiên Chúa giáo... « Mặc dù giáo lý khác nhau nhưng tôn giáo nào cũng từ bi nhân đạo mà ra ».
          Chủ nghĩa nhân đạo phương Tây với các thuật ngữ : Tự do, bình đẵng, bác ái, quyền con người đã được Bác tiếp thu phát triển gắn với quyền độc lập, tự do, bình đẵng, mưu cầu hạnh phúc của dân tộc.
          Quá trình hoạt động cách mạng đã đưa người đến với Chủ nghĩa mác – Lê Nin với quan niệm về CNXH và Chủ nghĩa nhân đạo cộng sản.
          Hệ thống quan điểm về nhân đạo được Chủ tịch Hồ Chí Minh chắt lọc và phát triển từ các giá trị nhân văn, nhân ái của dân tộc, từ các tôn giáo, từ chủ nghĩa nhân đạo phuwng Tây ; đặc biệt là từ tư tưởng nhân đạo của Chủ nghĩa Mác – Lê Nin. Tư tưởng nhân đạo Hồ Chí Minh là tư tưởng về tình thương yêu con người, thương yêu nhân dân, hết lòng phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân ; về sự tin tưởng, coi trọng phẩm giá con người, tin tưởng vào sức mạnh to lớn của nhân dân. Tư tưởng về lòng khoan dung rộng lớn đối với con người và về giải phóng con người, phát triển con người toàn diện ; coi trọng sự nghiệp trồng người ; chăm lo bồi dưỡng, phát huy sức mạnh mỗi con người cũng như cả cộng đồng, dân tộc.
Thấm nhuần tư tưởng nhân đạo Hồ Chí Minh trong hoạt động nhân đạo, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách trợ cấp những người có hoàn cảnh khó khăn từng bước vượt qua nghịch cảnh, vươn lên trong cuộc sống ; đồng thời kêu gọi, nhân rộng và phát huy tinh thần chia sẻ, tương thân, tương ái, lá lành đùm lá rách trong cộng đồng xã hội.
Nhân đạo là một trong những truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam ta; góp phần tạo nên phẩm chất, cốt cách con người Việt Nam; được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Truyền thống ấy đã được kế thừa và phát huy cao độ trong thời kỳ xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc của chúng ta ngày nay.
           Kỷ niệm 128 năm ngày sinh nhật Bác kính yêu, tìm hiểu, cảm nhận những giá trị nhân đạo cao cả trong hệ thống tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là dịp để mỗi chúng ta - cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh thiếu niên Chữ thập đỏ – những người đang thực hiện hoạt động nhân đạo « yêu Bác lòng ta trong sáng hơn », nâng cao hơn lòng nhân ái, tính hướng thiện góp phần chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người nghèo, những người có hoàn cảnh khó khăn, người dễ bị tổn thương ; chung tay xây dựng xã hội giàu tình yêu thương, sẻ chia, thấm đẫm lòng nhân ái ‘‘vì mọi người, ở mọi nơi’’.
Tháng 5, Hội Chữ thập đỏ Quảng Trị phát động tháng nhân đạo hướng tới sinh nhật Bác, gắn tuyên truyền Tư tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp nhân đạo với các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác nhân đạo và hoạt động Chữ thập đỏ; nhằm tạo bước đột phá về nhận thức, khơi dậy và nâng cao lòng nhân ái trong các tầng lớp nhân dân và trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, các lực lượng xã hội trong công tác nhân đạo; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước đối với công tác nhân đạo; khơi dậy lòng nhân ái, tính hướng thiện trong mỗi con người; xây dựng lối sống tích cực, thúc đẩy phong trào thi đua làm việc thiện sâu rộng trong các cơ quan, tổ chức và các tầng lớp nhân dân, góp phần tích cực và hiệu quả vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo, xây dựng cộng đồng đoàn kết, giàu lòng nhân ái; đẩy mạnh công tác vận động nguồn lực tại địa phương trợ giúp các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn. Phấn đấu thực hiện tốt chỉ tiêu trợ giúp 1.000 lượt người có hoàn cảnh khó khăn trong “Tháng Nhân đạo” năm 2018 này.
Thanh Hải - PCT Hội CTĐ tỉnh

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

 

Văn bản mới ban hành

Thông báo mới

Hình ảnh hoạt động

Gửi bài viết
Trang TTĐT tỉnh Quảng Trị
facebook
Công báo tỉnh Quảng Trị
Báo Nhân đạo và Đời sống
WebsiteTW Hội Chữ thập đỏ Việt Nam
Tết Vì người nghèo và NNCĐ da cam
Dự án Bom mìn
Mag

Thống kê lượt truy cập

  • Đang truy cập: 78
  • Hôm nay: 19735
  • Tháng hiện tại: 1768007
  • Tổng lượt truy cập: 33168125

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Liên tục được cải tiến, sửa đổi bởi cả thế giới.

Được sử dụng miễn phí không mất tiền.

Được tự do khám phá, sửa đổi theo ý thích.

Phù hợp để học tập, nghiên cứu vì được tự do sửa đổi theo ý thích.

Có bao nhiêu phương án trả lời giống bạn?