Phòng chống thiên tai-nhận thức và hành động của mỗi chúng ta

Đăng lúc: Thứ năm - 12/10/2023 05:15 - Người đăng bài viết: admin
Kể từ năm 2009, ngày 13/10 hàng năm được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc quyết định là “Ngày Quốc tế giảm nhẹ rủi ro thiên tai” như một phương thức thúc đẩy văn hóa toàn cầu về phòng, chống thiên tai. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cũng lấy ngày này để làm Ngày ASEAN về quản lý thiên tai. Chủ đề năm nay là “Từ ứng phó đến hành động sớm và tăng cường chống chịu: ASEAN tiến tới mục tiêu Lãnh đạo toàn cầu trong quản lý thiên tai” nhằm nhấn mạnh định hướng trong quản lý thiên tai: chuyển từ ứng phó bị động sang chủ động phòng ngừa.
Trong những năm qua, dưới tác động của biến đổi khí hậu, tình hình thiên tai ngày càng diễn biến phức tạp, bất thường, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống sinh hoạt của người dân...
 
Thiệt hại nặng nề do thiên tai  gây ra
 
Theo Văn phòng Giảm nhẹ rủi ro thiên tai của Liên hợp quốc, trong vòng 20 năm qua, trên toàn thế giới, ước tính các loại hình thiên tai đã tăng lên khoảng 75%, làm thiệt mạng hơn 1 triệu người và ảnh hưởng đến hơn 4 tỷ dân, gây thiệt hại kinh tế gần 3.000 tỷ USD. Việt Nam là một trong 5 quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất từ biến đổi khí hậu. Ước tính, trong 20 năm qua, ở Việt Nam, các loại thiên tai như bão, lũ, lở đất… đã khiến hơn 13.000 người thiệt mạng, gây thiệt hại hơn 6,4 tỷ USD.
 
Trong 5 năm qua, thống kê của Ban chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai cho thấy, thiệt hại do thiên tai gây ra ở nước ta rất nghiêm trọng. Cụ thể, năm 2016, thiên tai làm 264 người chết và mất tích, thiệt hại về kinh tế khoảng 39.726 tỉ đồng. Năm 2017 tăng lên 386 người chết và mất tích, thiệt hại khoảng 60.000 tỉ đồng. Năm 2018 có 224 người chết và mất tích, thiệt hại về kinh tế ước tính gần 20.000 tỷ đồng. Năm 2019, thiên tai làm 133 người chết và mất tích, tổng thiệt hại về kinh tế trên 7.000 tỷ đồng. Năm 2020, thiên tai đã làm 357 người chết và mất tích, 3.429 căn nhà bị sập, hơn 333 nghìn ngôi nhà bị hư hại, tốc mái; trên 198 nghìn ha lúa và hoa màu bị thiệt hại; 52 nghìn con gia súc, 4,1 triệu con gia cầm bị chết, cuốn trôi, với tổng thiệt hại gần 40.000 tỷ đồng (nguồn báo QĐNDVN)
 
Thông tin từ Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai cho biết, trong năm 2022, các vùng miền của cả nước đã xảy ra 21/22 loại hình thiên tai (trừ sóng thần). Thiên tai năm 2022 đã làm 175 người chết, mất tích, thiệt hại về kinh tế gần 19.500 tỷ đồng.

Những giải pháp để phòng, chống thiên tai
 
Thứ nhất, chúng ta không thể loại trừ thiên tai mà chỉ có khả năng hạn chế và tìm các biện pháp thích ứng để giảm nhẹ thiệt hại. Qua đó, lợi dụng, né tránh, tiến tới khắc phục và từng bước chinh phục thiên tai nhằm bảo vệ và phát triển sản xuất, đời sống.
 
Thứ hai, làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, làm cho mọi người, mọi nhà, mọi địa phương nhận thức sâu sắc tác hại của thiên tai, nhận diện một cách đầy đủ các loại hình thiên tai và những diễn biến của nó để chủ động phòng, chống một cách có hiệu quả, với phương châm “Phòng, tránh là chính, tự cứu mình là chính”.
 
Thứ ba, thực hiện phương châm “4 tại chỗ” (lực lượng tại chỗ, chỉ huy tại chỗ, hậu cần tại chỗ, vật tư tại chỗ) một cách chủ động, thực chất và có hiệu quả.
 
Thứ tư, coi trọng đúng mức và làm tốt công tác dự báo, dự tính, chỉ huy điều hành của các cấp, các ngành.
 
Thứ năm, quy hoạch và xây dựng các công trình để vừa cấp nước cho các nhu cầu KT-XH, vừa điều tiết nước lũ về mùa mưa; củng cố các tuyến đê sông, suối, ao, hồ thủy lợi... Xây dựng các trạm bơm tưới tiêu, các công trình phân lũ...
 
Thứ sáu, bảo vệ và nâng cao chất lượng rừng.
 
Thứ bảy, khi có thiên tai xảy ra, cần huy động tổng hợp các lực lượng, nhất là lực lượng chuyên nghiệp, đội ứng phó thiên tai các cấp, lực lượng vũ trang, thanh niên tình nguyện và nhân dân trên địa bàn thực hiện công tác cứu hộ, cứu nạn, cứu trợ; phải chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện và các yếu tố đảm bảo. Sau thiên tai, cần đánh giá chính xác thiệt hại, huy động nội lực với tinh thần “lá lành đùm lá rách” và coi trọng sự cứu trợ, giúp đỡ từ bên ngoài. Tổ chức tốt việc tiếp nhận, quản lý, phân phối nguồn cứu trợ đảm bảo kịp thời, đúng đối tượng, công khai, dân chủ.

Một số hình ảnh về công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên tai của tỉnh Hội Quảng Trị:

Lãnh đạo tỉnh Hội trực tiếp đến thăm, động viên và hỗ trợ cho các hộ bị thiệt hại do thiên tai gây ra


Đội ứng phó thiên tai, thảm họa xã Vĩnh Trung, huyện Vĩnh Linh hỗ trợ người dân chằng chống nhà cửa


Đội ứng phó thiên tai, thảm họa cấp xã phối hợp với đội xung kích xã cắt cây, mở đường


Sơ cứu người bị nạn

 

Nguồn tin: BBT sưu tầm
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

 

Văn bản mới ban hành

Thông báo mới

Hình ảnh hoạt động

Gửi bài viết
Trang TTĐT tỉnh Quảng Trị
facebook
Công báo tỉnh Quảng Trị
Báo Nhân đạo và Đời sống
WebsiteTW Hội Chữ thập đỏ Việt Nam
Tết Vì người nghèo và NNCĐ da cam
Dự án Bom mìn
Mag

Thống kê lượt truy cập

  • Đang truy cập: 143
  • Khách viếng thăm: 141
  • Máy chủ tìm kiếm: 2
  • Hôm nay: 27518
  • Tháng hiện tại: 768813
  • Tổng lượt truy cập: 34046634

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Liên tục được cải tiến, sửa đổi bởi cả thế giới.

Được sử dụng miễn phí không mất tiền.

Được tự do khám phá, sửa đổi theo ý thích.

Phù hợp để học tập, nghiên cứu vì được tự do sửa đổi theo ý thích.

Có bao nhiêu phương án trả lời giống bạn?